Liên quan đến lưu huỳnh

  • Khi ống nhiệt kế trong nhà bị vỡ ta cần rắc bột S vào đó do trong ống nhiệt kế có thủy ngân mà thủy ngân lại rất độc, dễ bay hơi mà lại dễ tạo muối với S. Chính vì thế mà người ta rắc bột S khi bị vỡ nhiệt kế

Hg + S –> HgS

  • Khi đốt, pháo sẽ nổ đùng đoàng: pháo chứa lượng lớn thuốc nổ. Thành phần chính của thuốc nổ chủ yếu là lưu huỳnh, than gỗ, diêm tiêu. Khi cháy, than gỗ, lưu huỳnh, diêm tiêu tác dụng với nhau sinh ra năng lượng lớn cùng nhiều chất khí như nito, CO2. Thể tích thuốc nổ tăng hơn 1000 lần => Lớp vỏ quả pháo bị nổ
  • Tranh sơn dầu vẽ tuyết để lâu bị đen: Màu tuyết trắng của tranh sơn dầu là bột phấn chì II oxyt. PbO tác dụng chậm với hidrosunfua trong không khí tạo PbS màu đen.
  • Ở sông ao hồ,một số vi khuẩn phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật và vận chuyển ion H+ và elctron đến chất nhận elctron cuối cùng là gốc sunfàt 8[H] + 2H+ + SO42- —> H2S + H2O

H2S sinh ra tác dụng với Fe có trong lòng đất tạo kết tủa đen

  • Các nhà máy xí nghiệp thải các khí như H2S , SO2 thường xử lí bằng cách đốt hai khí với nhau để tạo ra lưu huỳnh không gây ô nhiễm môi trường.
  • Khi pha loãng acid H2SO4 đặc người ta phải cho từ từ acid vào nước mà không làm ngược lại vì H 2SO4 đặc hút nước rất mạnh và phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Làm như vậy acid có thể bị bắn ra ngoài gây nguy hiểm cho người xung quanh.
  • Người ta thường dùng phèn chua có công thức : Al2 (SO4) 4.K2SO4.12H2O để làm trong nước, do khi cho phèn chua vào nước tạo ra Al(OH) 3 kèm theo các chất bẩn lắng xuống.

Diễn đàn H2VN

CHÂM NẾN KHÔNG CẦN LỬA


– Hoá chất: KMnO4, H2SO4 đặc
– Dụng cụ: đèn cồn, đũa thuỷ tinh
– Cách làm: Lấy đũa thuỷ tinh nhúng vào axit H2SO4 đặc và chất rắn KMnO, rồi châm vào bấc đèn cồn, nó sẽ tự bùng cháy.
– Giải thích:
H2SO4 + 2KMnO4 –> K2SO4 +2 HMnO4
Dưới tác dụng của H2SO4 đậc, HMnO4 mất nước tạo Mn¬2O7. Mn2O7 có tính oxi hoá cực mạnh, rượu etylic ( cồn) bốc cháy khi tiếp xúc với Mn2O7.

Theo Những điều kỳ thú của hóa học-Nguyễn Xuân Trường

Xử lý thuỷ ngân khi vỡ nhiệt kế

(04/04/2008 15:04:13)

Khi cặp nhiệt độ bị vỡ thủy ngân sẽ trôi ra sàn nhà và không dễ gì hớt lên được. Liệu bạn có biết rằng thủy ngân là một chất độc cực mạnh?
Đúng vậy thủy ngân là chất độc chết người. Nếu chẳng may bé nhà bạn mà nuốt phải “quả bóng nhỏ màu đỏ” ấy thì thật là tai họa. Giả sử trường hợp ấy xảy ra bạn cần giúp bé nôn ra ngay và đưa vào bệnh viện khẩn cấp. Còn trong lúc chờ đợi xe cấp cứu thì hãy uống thật nhiều nước.
Rất may là trường hợp trên cực kỳ hy hữu. Đôi khi chất lỏng rơi ra từ nhiệt kế khiến mọi người tò mò nhiều hơn là đề phòng. Người ta có thể sờ mó “quả bóng” nhỏ xíu tròn trịa lăn và thích thú với việc nó dễ dàng chia ra làm nhiều hạt nhỏ. Thực ra các hạt nhỏ đó có thể tan ra thành khí độc đó làm hại phổi. Chất thủy ngân dễ dàng liên kết với chất béo trong máu và mô khiến nội tạng của con người bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ thần kinh. Chất lỏng này còn có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung.
Vậy thì nên làm gì với thủy ngân? Tất nhiên là phải dọn sạch rồi, mà phải dọn kỹ, nhanh, và đúng cách.

Chuẩn bị: Ngay sau khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế, bạn hãy cấp tốc đưa trẻ nhỏ và súc vật ra khỏi vùng bị ảnh hưởng. Và bạn cũng không nên đi lại quanh khu vực đó, để không dây chất lỏng ra khắp nhà. Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào – điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong không khí. Tuyệt đối không được để gió lùa. Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn chiếu sáng từ phía bên lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu dọn. Chú ý đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay.

Thu dọn: Tuyệt đối không được dùng máy hút bụi để thu dọn thủy ngân! Ta thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Hoặc có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Nhưng phải rất khéo tay vừa hót vừa đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có thể lấy giấy báo, ngâm với nước và vắt khô. Thủy ngân được thu gom bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín.

Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch. Quần áocần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Nếu có điều kiện nên ngâm tiếp 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

Thông gió: Chất thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và không khí trong toàn bộ khu vực đó bị ô nhiễm. Vì vậy sau khi đã thu dọn, bạn cần thông gió cho căn phòng. Cần mở cửa thoáng trong vòng vài giờ liền.

Sau hàng loạt các công tác đẩy lùi chất độc, bạn cần uống thật nhiều nước vì ta có thể đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận. Bạn cũng nên ăn thật nhiều hoa quả tươi.

Chỉ cần vài động tác đơn giản như trên là bạn đã diệt được nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy nhiên nếu bạn vẫn bị nhức đầu, buồn nôn, đau họng và sốt thì bạn đã bị ngộ độc rồi đấy. Trong trường hợp đó hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế bởi chỉ có bác sĩ mới giúp được bạn thôi!
Theo Tạp chí Mẹ và bé

Các chất ô nhiễm hình thành trong quá trình cháy

(06-05-2009 09:27:10)

Trong quá trình cháy trong lò hơi, các chất ô nhiễm chủ yếu là NOX, SOX và thủy ngân là các dạng dễ xuất hiện nhất, ngoài ra còn có các hợp chất biến đổi khác ở nồng độ đáng kể. Các dạng chính cũng như phụ đều có ảnh hưởng quyết định tới việc lựa chọn phương pháp khống chế và tính năng của thiết bị khống chế trong quá trình vận hành.

Như chúng ta đã biết, ở nhiệt độ rất cao, N2 và O2 phản ứng với nhau để tạo ra các ôxit nitơ. Cụ thể là sét trong cơn giông tạo ra các ôxít này, chúng thấm xuống đất và trở thành nguồn nitơ nuôi cây cối. Tuy nhiên, NOX tạo ra trong lò hơi nhà máy điện đốt than thường chỉ có 25% là do N2 và O2 phản ứng với nhau trong không khí đốt lò. ¾ còn lại là từ nitơ trong nhiên liệu.

NOX hình thành do sét và đốt than trong các lò hơi ngành điện

Cơ chế thứ hai này chịu ảnh hưởng rất lớn của kiểu lò đốt. Các lò hơi xiclon thường tạo ra nhiều NOX hơn so với các lò chạy bằng than bột. Như vậy chỉ từ quan điểm thiết kế lò hơi, kiểu lò hơi có tác động lớn tới lượng NOX cần loại bỏ.

Nhân tố quan trọng kia là thành phần của các NOX. Nói chung, khoảng chừng 90% sản phẩm ban đầu là NO, phần còn lại chủ yếu là NO2. NO2 có thể hòa tan phần nào đó trong nước (và thậm chí còn dễ hòa tan hơn nếu như được ôxy hoá tiếp thành N2O5), trong khi đó NO lại không. Kết quả là không thể sử dụng tháp lọc ướt để loại trừ NO và buộc phải phát triển các kỹ thuật khác để thu hồi NOX. Một trong số các kỹ thuật được áp dụng sớm nhất là sử dụng gió quá nhiệt (overfire air), theo đó giai đoạn cháy ban đầu được thực hiện với hỗn hợp có phần nghèo không khí để một phần đáng kể các nguyên tử nitơ trong than đá tự phản ứng để tạo thành N2. Giai đoạn cháy cuối cùng được thực hiện bằng việc phun thêm không khí vào bên trên ngọn lửa chính. Trong các phản ứng với nitơ, đây là phản ứng bền nhiệt động nhất, do liên kết ba giữa các nguyên tử nitơ trong phân tử N2 rất bền. Các phát triển mới trong công nghệ gió quá nhiệt tiếp tục cải thiện khả năng giảm NOX. Có thể nói rằng chỉ riêng quá trình này nhiều khi đã có thể giảm nồng độ NOX xuống dưới 0,09 kg/Mbtu.

Để giảm NOX xuống hơn nữa, tốt nhất là sử dụng phương pháp khử không xúc tác có chọn lọc (SNCR) và khử có xúc tác có chọn lọc (SCR), khử SCR có thể giảm nồng độ NOX xuống còn 0,1 pao/MBtu (0,045 kg/MBtu) hoặc thấp hơn. Trong cả hai kỹ thuật này, amoniắc (NH3) và urê (N2H4CO) được phun vào trong dòng khói thải để phản ứng với NOX. Quá trình này được mô tả sơ lược bằng các phương trình sau:


Hợp chất chứa lưu huỳnh thường gặp nhất xuất hiện trong quá trình cháy là SO2. Chính hợp chất này được loại bỏ trong tháp lọc. Tuy nhiên, lượng nhỏ SO3 cũng hình thành trong lò đốt và một tỷ lệ nhỏ SO3 nữa có thể tạo ra do ôxi hóa SO2 tại các tầng xúc tác SCR. Mọi người biết rõ rằng SO3, nếu được đưa thêm ở mức khống chế vào khói thải, sẽ làm giảm điện trở suất của tro bay á bitum (loại tro bay được tạo ra từ than vùng Powder River Basin – PRB). Nhưng SO3 nhiều quá mức lại tạo ra làn khói xanh từ ống khói, và có lẽ quan trọng hơn, SO3 phản ứng với hơi ẩm trong không khí để tạo ra axit sunfuric (H2SO4).

Mặc dù SO3 phản ứng với hơi ẩm trong không khí, nhưng tháp lọc ướt thì lại hầu như không giữ được hợp chất này. Dù vậy, để khắc phục những khó khăn đối với SO3, người ta đã phát triển một số kỹ thuật nhằm ngăn ngừa việc tạo ra hoặc thải SO3 qua ống khói. Cụ thể như phát triển các chất xúc tác SCR giảm thiểu hiện tượng ôxi hóa SO2 thành SO3 và phun chất kiềm vào để trung hòa SO3 trước, sau đó thu hồi trong tháp lọc.

Thủy ngân bị ôxi hóa rất dễ hòa tan và sẽ được thu hồi trong dung dịch tháp lọc ướt, nhưng thủy ngân ở dạng đơn chất thì lại không.

Sự hình thành thủy ngân khi nó thoát ra khỏi than trong và sau quá trình cháy là rất đáng quan tâm và phụ thuộc vào hàm lượng clo trong than. Khi không có clo, thủy ngân có xu hướng xuất hiện ở dạng đơn chất. Clo ôxi hóa thủy ngân chủ yếu thành Hg+2. Điều này ảnh hưởng lớn tới phương pháp thu hồi thủy ngân trong khói thải. Thủy ngân ôxi hóa rất dễ hòa tan, nhưng thủy ngân ở dạng đơn chất thì lại không. Do đó, đối với các công ty điện lực đốt than bitum miền Đông, tháp lọc ướt là giải pháp tiềm năng để loại bỏ phần lớn thủy ngân trong khói thải. Thủy ngân ôxi hóa cũng sẽ được hấp thụ vào các vật liệu có chứa than, than chưa cháy hết có trong khói thải cũng như than hoạt tính được chủ động phun vào. Khi SO2 được chuyển từ pha khí sang pha lỏng (và khi nó phản ứng lần đầu tiên với chất kiềm, có thể là đá vôi hay vôi), sản phẩm anion được tạo ra là muối sunfit (SO3-2). Sunfit dễ dàng bị ôxi hóa bởi không khí trong khói thải hoặc do việc phun không khí cưỡng bức, nhưng nó cũng có thể bị ôxi hóa do thủy ngân, mà thuỷ ngân khi đó trở về dạng đơn chất, không hòa tan được.

Đối với than PRB, chứa ít clo hơn loại than bitum, thủy ngân ở dạng đơn chất thường chiếm đa số. Mặc dù cũng có một lượng nào đó thủy ngân ở dạng đơn chất sẽ bị hấp thụ vào vật liệu chứa cácbon, nhưng quá trình này sẽ hiệu quả nhiều hơn nếu có thể ôxi hóa thủy ngân. Do đó, nhiều thử nghiệm đang tiến hành để ôxi hóa thủy ngân bằng cách phun muối clorua hay brômua vào trong khói thải hoặc là vào than trước khi đốt.

Một nhân tố tác động không tốt tới việc hấp thụ thủy ngân bằng vật liệu chứa cácbon là việc phun SO3 để làm tăng hiệu suất lọc tĩnh điện (EPS). Đốt than PRB tạo ra tro có điện trở suất cao, làm giảm một lượng nhỏ SO3. Tuy nhiên, SO3 cũng bị cácbon hấp thụ, do đó giảm hiệu quả giữ thủy ngân. Đây là một khó khăn vẫn đang được nghiên cứu.

Một dạng khác

Vấn đề cuối cùng đã được biết rõ từ nhiều năm nay nhưng vẫn là mối quan ngại của các công ty điện lực đốt một số loại than, đó là natri. Nhiều chất vô cơ trong than có cấu trúc silic phức tạp trong đó các kim loại khác nhau (như natri, nhôm, kali và các kim loại khác) liên kết với nhau. Nhưng natri cũng có thể tồn tại ở dạng muối, ví dụ như clorua. Khi đốt than, lượng natri “tự do” này bay hơi, nhưng sau đó bắt đầu ngưng tụ lại trong dải nhiệt độ xấp xỉ từ 1.300 F (700oC) tới 1.500 F (815oC). Tất nhiên khoảng nhiệt độ này tồn tại ở trong khoang phía sau lò hơi. Ở đó, natri ngưng tụ và giống như một loại keo, nó gom tro bay lại, tạo thành lớp bám tụ trên các ống quá nhiệt và ống gia nhiệt lại.

Một vấn đề có thể nảy sinh ở các công ty điện lực mà cán bộ quản lý nhiên liệu có quyền mua nhiều loại than ở thị trường tự do dựa vào giá thấp nhất. Mặc dù có thể nhiên liệu đều đến từ cùng một địa phương, nhưng chất lượng than giữa các mỏ – thậm chí nhiều khi trong cùng một vỉa than – có thể rất khác nhau, đặc biệt khi xét đến các tạp chất có trong than. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến hiện tượng tắc lò nhanh chóng và nghiêm trọng ở khoang phía sau lò hơi, với những hậu quả nghiêm trọng. Khi đó, ít nhất cũng có một số trường hợp mà chắc chắn nguyên nhân chính là do hàm lượng tăng cao chất bốc natri có trong than đá.

HIENDAIHOA.COM Theo KHCN Điện

LÀM “NƯỚC” ĐÓNG BĂNG CHỚP NHOÁNG

Chúng ta đều biết, muốn có nước đá phải có máy lạnh hay tủ lạnh và tủ lạnh tốt đến mấy cũng không thể làm nước đóng băng ngay tức khắc được. Thế mà bạn có thể “phù phép” cho nước đóng băng ngay tức khắc, không cần đến tủ lạnh.
Bạn đặt trước mặt mọi người một chậu “nước” rồi dùng hai bàn tay “bắt quyết” trên mặt chậu. miệng lẩm nhẩm đọc “thần chú”. Chậu “nước” lập tức đóng băng rắn chắc đến nỗi có thể lật úp chậu, trước con mắt ngạc nhiên của mọi người
– Hoá chất: Na2SO4
– Dụng cụ: chậu nước
– Cách làm: trước khi biểu diễn, bạn đun nóng nước lên khoảng 600C rồi hoà tan vào đó muối Na2SO4 đến bão hoà. Đậy chậu bằng miếng thuỷ tinh rồi để nguội đến nhiệt độ thường, bạn sẽ có được dung dịch Na2SO4 quá bão hoà. Dung dịch này không kết tinh trở lại vì không có trung tâm kết tinh.
Bằng cách “bắt quyết” trên mặt chậu, bạn bí mật rắc vào đó vài tinh thể Na2SO4 để làm trung tâm kết tinh. Dung dịch sẽ kết tinh tức thời trông như nước trong chậu đóng băng vậy, vì các phân tử muối đã lấy nước từ dung dịch để tạo thành các phân tử muối ngậm nước Na2SO4.10H2O

Theo Những điều kỳ thú của hóa học-Nguyễn Xuân Trường

Làm phấn màu

Thí nghiệm này cho một loại phấn màu sắc rất đẹp, có thể dùng nước rửa sạch.
Mức độ khó: trung bình
Thời gian: 15 phút cộng với thời gian sấy khô sản phẩm
Thành phần nguyên liệu:1 tách thạch cao1/2 tách nước lạnhbột màu keokhuôn
Cách làm:1. Trộn tất cả nguyên liệu trên lại với nhau, hãy nhớ rằng hàm lượng bột màu sử dụng có liên quan đến việc tạo ra màu sắc đậm hay nhạt cho phấn.2. Cho hỗn hợp vào khuôn định hình.3. Để hỗn hợp khô lại.
Hướng dẫn:1. Lót khuôn bằng giấy phủ sáp giúp dễ lấy phấn ra khỏi khuôn hơn.2. Phấn chỉ được sử dụng tốt nhất sau khi khô ráo và tách khỏi khuôn.3. Có thể dùng phẩm nhuộm màu acrylic thay cho bột màu keo nhưng có thể độc đối với sức khỏe.

QT

(Theo Chemistry About)
hoahocdoisong.com

'Lời nguyền pharaoh' là chất độc trong mộ?


Câu chuyện “lời nguyền của xác ướp” làm xôn xao thế giới sau phát hiện năm 1922 về mộ của Hoàng đế Tutankhamun ở Ai Cập.

Lord Carnarvon, nhà tài trợ người Anh, đã chết ít lâu sau khi tham dự mở hầm mộ, làm dấy lên lời đồn đại rằng nguyên nhân sự việc là những thế lực siêu nhiên. Trong những năm gần đây, một giả thuyết khoa học về cái chết của Carnarvon đã được đưa ra. Phải chăng ông bị chết do tiếp xúc với những mầm bệnh độc hại từ hầm mộ bị đóng kín lâu ngày? Phải chăng chúng đã thử thách quá nhiều hệ miễn dịch của ông, vốn đã bị suy yếu do một căn bệnh kinh niên mà ông mắc phải trước khi tới Ai Cập. “Khi nghĩ về các hầm mộ Ai Cập, bạn sẽ thấy không chỉ có các xác chết, mà còn cả thực phẩm – thịt, rau, và hoa quả được mai táng trong hành trình đến với thế giới bên kia”, Jennifer Wegner, một nhà Ai Cập học tại Bảo tàng Đại học Pennsylvania ở Philadelphia cho biết. “Chắc chắn chúng thu hút côn trùng, vi khuẩn, mốc và những thứ tương tự như vậy. Những vật liệu thô như thế này nằm im ở đó đã hàng nghìn năm”. Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí nghiệm đã tiết lộ rằng một vài xác ướp cổ đại quả thực bị mốc, trong đó chứa ít nhất hai loài nguy hiểm tiềm năng – Aspergillus niger và Aspergillus flavus. Những loại nấm mốc này có thể gây ra phản ứng dị ứng nhiều cấp độ, từ sung huyết đến chảy máu phổi. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với những người vốn có hệ miễn dịch kém. Một vài bức tường mộ có thể bị bao phủ bằng loại vi khuẩn phá hoại hệ hô hấp như Pseudomonas và Staphylococcus. Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí amoniac, formaldehyde và H2S bên trong quách bịt kín. Ở nồng độ cao, chúng có thể gây bỏng mắt và mũi, làm xuất hiện các triệu chứng giống như viêm phổi và trong những trường hợp nặng, có thể gây chết người. Dơi trú ngụ trong nhiều ngôi mộ đã bị khai quật và phân của chúng mang theo những loại nấm có thể gây bệnh về đường hô hấp giống như bệnh cúm. Trong những điều kiện phù hợp, các tác nhân này có thể đủ độc lực để giết người. Tuy nhiên, các chuyên gia từng điều tra cái chết của Carnarvon tin rằng chất độc trong hầm mộ không liên quan đến cái chết của ông. Ông già Carnarvon từng bị ốm kinh niên trước khi đặt chân vào nơi yên nghỉ của vị hoàng đế. Thêm nữa, ông tử vong vài tháng sau lần tiếp xúc đầu tiên với ngôi mộ. Nếu ông đã tiếp xúc với các tác nhân sinh học ở đó, chúng sẽ phác tác sớm hơn. “Xem xét tình trạng vệ sinh vào thời điểm đó, đặc biệt ở Ai Cập, Lord Carnarvon dường như ở trong mộ còn an toàn hơn bên ngoài”, tiến sĩ F. DeWolfe Miller, giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Hawaii ở Manoa nhận định. “Chúng tôi chưa từng biết đến dù chỉ là một trường hợp nhà khảo cổ hoặc khách du lịch nào bị bất kỳ tai họa gì (từ nấm mốc hoặc vi khuẩn trong mộ)”, Miller nói. “Trong những dự án khảo cổ mà tôi từng tham gia, chúng tôi nói chung không đeo mặt nạ hoặc các thiết bị chống độc”, bà giải thích. “Nếu có làm, đó là vì lo ngại hít thở phải bụi chứ không phải là nấm mốc”. “Nếu ai đó có hệ miễn dịch yếu, họ có thể muốn đeo thứ bảo vệ trong mộ, nhưng điều đó cũng xảy ra trong một nhà hàng hoặc bất kỳ nơi nào khác”. Mặc khác, dù nấm mốc và vi khuẩn có mặt trong những ngôi mộ Ai Cập, vẫn không dễ dàng gì để xác định đâu thực sự có nguồn gốc cổ đại. Ngoài ra, dù tất cả các tác nhân có hại này đều hiện diện, thì hầu hết các khu vực khảo cổ, trong đó có cả những ngôi mộ, đều đã được chứng minh là an toàn đối với các nhà khoa học cũng như du khách. Thực tế, lời nguyền thực sự của xác ướp có thể giáng xuống ngôi mộ, chứ không phải với khách du lịch hiện đại ngày nay. “Không thể đếm hết số ví dụ về những ngôi mộ bị con người đầu độc, hơn là các ngôi mộ đầu độc con người”, Miller lý giải. “Việc mở cửa các hầm mộ của những người háo hức muốn thực hiện một khám phá mà không suy nghĩ về phương án bảo tồn chúng có thể khiến cho ngôi mộ đối mặt với sự hư hại nghiêm trọng. Độ ẩm đã khiến cho mốc meo mọc lên trên tường, phá hủy các bức vẽ và những tạo vật khác. Đó là chưa kể những hư hại mà du khách mang tới.

Sưu tầm

NATRI BISUNPHIT

Natri bisunphit ở dạng dung dịch mầu vàng chanh.

Công thức hoá học:  NaHSO3

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

Natri bisunphít phải phù hợp tới các mức quy định trong bảng:

Tên các chỉ tiêu

Mức

1.1 Tỷ trọng dung dịch ở 200C.g/cm3 1.31
1.2 Hàm lượng (phần trăm) Natri bisunphit tính ra SO2, không nhỏ hơn 22,5
1.3 Hàm lượng (phần trăm) Natri bisunphit tính ra SO2, không lớn hơn 1
1.4 Hàm lượng (phần trăm) sắt tính ra FeO, không lớn hơn 0.01

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1 Lấy mẫu

Dùng ống thuỷ tinh hai đầu bằng, đường kính 10mm lấy mẫu ở các độ cao khác nhau trong các lô hàng theo TCVN 1694 – 75. Lượng mẫu trung bình không ít hơn 1lít, chia thành hai phần đựng vào hai chai mẫu, khô, sạch có nút kín. Ngoài chai dán nhãn, trên nhãn ghi: Tên đơn vị sản xuất, ngày tháng sản xuất, người lấy mẫu, số liệu lô hàng. Một chai đem phân tích, một chai để lưu trong 3 tháng để đối chứng khi cần thiết làm trọng tài.

2.2 Quy định chung

2.2.1 Tất cả các phép thử phải tiến hành song song trên hai mẫu cân.

2.2.2 Các ống so mẫu phải có dung tích giống nhau, không mầu, cùng tính chất quang học.

2.2.3 Các thuốc thử dùng trong tiêu chuẩn này phải có độ TKHH và TK PT.

2.2.4 Dung dịch so sánh phải chuẩn bị đồng thời và trong cùng điều kiện, thể tích hoàn toàn giống dung dịch thử.


2.3 Xác định hàm lượng natri bisunphit

2.3.1 Thuốc thử và dung dịch

Natri hidroxit, dung dịch 0,1N

Hidro peoxit, dung dịch 30% được trung hoà theo metyla da cam

Metyla da cam, dung dịch 0,1% trong rượu.

Nước cất trung hoà theo metyla da cam.

2.3.2 Tiến hành xác định

Cân khoảng 0,5gam mẫu với độ chính xác 0,0002g trong chén cân có nắp đã biết khối lượng, chuyển mẫu vào bình nón có dung tích 250ml, cho 5ml dung dịch hiđro peoxit, thêm nước cất đến 50ml, cho tiếp vài giọt chỉ thị metyla da cam. Chuẩn độ dung dịch bằng natri hiđroxit đến mầu vàng.

2.3.3 Tính kết quả

Hàm lượng natri bisunphit (X1) quy ra SO2, tính bằng %, theo công thức:

X1 = V . 0,0064 . 100
G

Trong đó:

V :  thể tích dung dịch natri hiđroxit tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ, tính bằng ml.

G :  khối lượng mẫu cân, tính bằng g.

0,0064 : lượng SO2 tương ứng 1ml natri hiđroxit nồng độ 0,1N tính bằng g.

2.4 Xác định hàm lượng natri sunphít

2.4.1 Thuốc thử và dung dịch

Iot, dung dịch 0,1N;

Natri thiosunphat, dung dịch 0,1N;

Hồ tinh bột, dung dịch 1%.

2.4.2 Tiến hành xác định

Cân khoảng 0,5g với độ chính xác 0,0002g trong chén cân có nắp đã biết khối lượng. Chuyển mẫu vào bình nón nút nhám có dung tích 250ml, đã có sẵn 50ml dung dịch iot. Lắc đều, để yên 5 phút trong bóng tối chuẩn lượng iot dư bằng dung dịch natri thiosunphat cho tới mầu vàng nhạt, cho thêm vào 1ml dung dịch hồ tinh bột, chuẩn tiếp bằng dung dịch natri thiosunphat cho tới mất màu xanh.

2.4.3 Tính kết quả

Hàm lượng natri sunphit (X3) tính ra SO2, tính bằng %, theo công thức:

X3 = X2 – X1

Trong đó:

X2 = (50 – V) 0,0032  . 100
G

50 :  thể tích dung dịch iot cho vào ban đầu, tính bằng ml.

V : thể tích dung dịch natri thiosunphat 0,1N đã dùng trong quá trình chuẩn độ, tính bằng ml.

G :  khối lượng mẫu cân, tính bằng g.

0,0032 :  lượng SO2 tương ứng với 1ml dung dịch iot 0,1N tính bằng g.

X1 :  phần  trăm SO2 xác định theo mục 2.3

X2 :  phần trăm SO2 xác định theo mục 2.4

2.5 Xác định hàm lượng sắt

2.5.1 Thuốc thử dung dịch

Nước cất theo TCVN 2177 – 77.

Axit clohiđric TCVN 2298 – 78 d = 1,19.

Axit sunphosalisilic, dung dịch 10%;

Amoniac, dung dịch 10%;

– Sắt tiêu chuẩn: 1ml tương ứng 0,01mg Fe chuẩn bị theo TCVN x 1056-71

2.5.2 Tiến hành xác định

Cân 2 gam mẫu với độ chính xác 0,01g trong chén cân có nắp đã biết khối lượng, chuyển mẫu vào cốc dung tích 250ml, cho 10ml axit clohidric và cô khô trên bếp cách thuỷ. Hoà tan cặn bằng 10ml nước cất và 1ml axit clohidric tiếp tục cô khô trên bếp cách thuỷ. Hoà tan cặn bằng 20ml nước cất, chuyển mẫu vào bình định mức dung tích 100ml, thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Dùng pipet lấy 25ml cho vào ống so mầu dung tích 50ml, thêm vào 2ml axit sunfosalisilic và thêm 5ml amôniac, thêm nước cất đến vạch, lắc đều.  Dung tích so sánh được chuẩn bị đồng thời trong ống so mầu tương tự như trên có 25ml nước cất, thêm vào 2ml dung dịch axit sunfosalisilic, 5ml dung dịch amoniac và 2ml dung dịch sắt tiêu chuẩn, thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Sản phẩm đạt chất lượng nếu mầu của dung dịch mẫu không được đậm hơn mầu của dung dịch so sánh.

3. BAO GÓI VÀ BẢO QUẢN

3.1 Dung dịch natri bisunphit được chứa trong các chai, vò bằng thuỷ tinh hoặc can nhựa có nút đậy kín chắc chắn. Để ở những nơi khô ráo, sạch sẽ và che kín.

3.2 Dung tích của mỗi chai, vò, can không quá 20 lít.

3.3 Trên mỗi chai, vò, can, lô hàng có ghi:

Tên Bộ, Tổng cục.

Tên xí nghiệp sản xuất.

Địa chỉ xí nghiệp sản xuất.

Tên hoá chất và công thức.

Số hiệu tiêu chuẩn.

Khối lượng không bì.

Theo subdomain.vinachem.com.vn

Ngộ độc khí gas từ bình tắm nước nóng

Thứ ba, 28 Tháng ba 2006, 09:43 GMT+7

Tin từ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 27/3 cho biết, 2 cháu bé ngộ độc khí gas, khi dùng bình tắm nước nóng bằng ga, đang được điều trị tại trung tâm.

Đó là em Hoàng Tú Anh, 13 tuổi và Trần Thanh Dung, 10 tuổi, ở Hà Nội. Hiện hai em đã tỉnh táo.

Trước đó, ngày 26/3, hai em này bật bình gas để tắm. Sau khi vào nhà tắm một lát, các em bỗng chóng mặt và lịm đi. Cả 2 đã cố gắng mở cửa để kêu cứu nhưng không được. Khoảng 10 phút sau, người nhà phát hiện có mùi gas và mở cửa nhà tắm thì phát hiện 2 em nằm hôn mê dưới đất.

Theo bác sĩ Bế Hồng Thu (Trung tâm Chống độc), trong vài năm gần đây, năm nào cũng có hàng chục ca ngộ độc khí gas do đun bình tắm nước nóng, một số trường hợp đã tử vong.

*Theo A.Thư

Người Lao Động
Việt Báo // showsource(“3”); // (Theo_DanTri)

Trung Quốc đang thải nhiều khí SO2 nhất thế giới

Thứ năm, 03 Tháng tám 2006, 20:00 GMT+7

Trung Quốc đã trở thành quốc gia thải khí sulphur dioxide (SO2) nhiều nhất thế giới, với hơn 1/2 lượng khí thải xuất phát từ các nhà máy điện sử dụng than đá.Theo báo cáo của Cục bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc (SEPA), lượng khí SO2 thải ra đã tăng 27% trong thời gian từ năm 2000 đến 2005.

Báo cáo cho biết mỗi tấn khí thải làm thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc 20.000 nhân dân tệ (2.500 USD). Tổng thiệt hại kinh tế trong năm 2005 của nước này lên hơn 62 tỉ USD khi lượng khí thải SO2 lên đến 25 triệu tấn.

“Ô nhiễm không khí, đặc biệt là mưa axit, là hậu quả của việc đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng bằng mọi cách”, báo cáo nói.

Mưa axit – làm ô nhiễm đất đai và nhiễm độc sông, hồ – đang tuôn xuống trên hơn 1/3 diện tích đất nước Trung Quốc. Ở một số khu vực, trong đó có nhiều quận của các tỉnh bờ biển giàu có Fujian và Zhejiang, 100% cơn mưa được xem là độc hại.

Trong nỗ lực hạn chế tình trạng này, SEPA đã ký một loạt các văn kiện với 6 công ty điện lực lớn nhất, có tổng lượng khí thải SO2 chiếm tới hơn 60% của cả nước, nhằm yêu cầu các công ty này giảm lượng khí thải xuống mức qui định.

TƯỜNG VY (Theo Reuters)
Việt Báo // showsource(“4”); // (Theo_TuoiTre)